Tags:

  • việc làm

Xu hướng rời làng lên phố kiếm việc làm đối với thanh niên bấy lâu nay không phải là chuyện mới. Thế nhưng, trong số những thanh niên có khát vọng làm giàu ấy, có nhiều người đã lựa chọn trở lại quê hương lập nghiệp. Và, không ít người đã thành công.

Có nhiều bạn trẻ lựa chọn con đường lập nghiệp cho mình không phải là bắt đầu theo học tại các trường trung học phổ thông (THPT), cao đẳng, đại học, mà là học nghề tại các trường nghề, lớp dạy nghề hoặc theo học một “thầy riêng” có chuyên môn về nghề mà mình muốn học. Với mục đích cuối cùng là giúp cho bản thân có một công việc phù hợp, trước mắt là để nuôi sống bản thân, sau để lập nghiệp, xây dựng một tương lai hạnh phúc. Và rất nhiều bạn trẻ đã và đang thành công, không chỉ về thu nhập mà còn cho mình những trải nghiệm và một công việc yêu thích.

Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh, hằng năm trong các KCN có khoảng trên 40 dự án mới đi vào hoạt động, kéo theo đó mỗi năm nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong các KCN khoảng trên 10.000 người. Nhằm thực hiện tốt cam kết số 4 của tỉnh với nhà đầu tư, các ngành, đơn vị chức năng tăng cường phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Sau kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2022-2023, hơn 3.000 học sinh lớp 9 trên địa bàn tỉnh đã không trúng tuyển vào các trường THPT chuyên và không chuyên. Đây chính là cơ hội tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh.

Sau đại dịch Covid-19, lao động nông thôn tìm nhiều cách để ổn định việc làm và thu nhập. Ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, người dân một số nơi đã chuyển nghề mới, phù hợp với nhu cầu xã hội, ổn định thu nhập và phát triển kinh tế gia đình.

Trên địa bàn Hà Nam hiện có 20 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 5 trường cao đẳng, 5 trường trung cấp, 5 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX)... Thực hiện phương châm gắn GDNN với thị trường lao động, doanh nghiệp và các trung tâm dịch vụ việc làm, các cơ sở GDNN đã thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, từng bước nâng cao tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo, tạo niềm tin trong xã hội đối với công tác đào tạo nghề. 

Theo ước tính, năm 2022 nhu cầu của các doanh nghiệp trong KCN, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh cần tuyển khoảng 20 nghìn lao động vào làm việc. Để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng và địa phương hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động. 

Tiếp nối thành công của Chương trình “75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển” trong Tháng Công nhân năm 2021, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tiếp tục tổ chức Chương trình “1 triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng dịch Covid-19” (gọi tắt là chương trình “1 triệu sáng kiến”). Thực hiện chương trình, LĐLĐ tỉnh đặt mục tiêu trong năm 2022 và 2023 đóng góp ít nhất 12.000 sáng kiến trong công tác phòng, chống dịch; phát triển sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động và đổi mới tổ chức, hoạt động công đoàn. 

Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng sâu sắc đến công tác đào tạo nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Không được tham gia thực hành tại các doanh nghiệp, không được học trực tiếp liên tục… là nguyên nhân làm cho chất lượng đào tạo nghề bị hạn chế. Để khắc phục khó khăn trên, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức linh hoạt các chương trình đào tạo phù hợp với thực tế, giúp học viên có cơ hội được học cả lý thuyết và thực hành đầy đủ, bảo đảm chất lượng đào tạo nghề.

Những người phải làm việc trong ngày nghỉ lễ chính thức được xác định là làm thêm giờ, mức lương nhận có thể gấp gần 4 lần.

Là tỉnh có nhiều khu, cụm công nghiệp tập trung với số lao động làm việc tương đối đông, trong đó có 40% lao động ngoài tỉnh, việc kiểm soát chặt chẽ lao động từ vùng dịch trở lại tỉnh làm việc sau Tết thực sự quan trọng. Đó là yêu cầu của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh (viết tắt là BCĐ) nhằm bảo đảm an toàn cho cộng đồng và doanh nghiệp trước tình hình dịch bệnh bùng phát, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan trong cộng đồng.

Dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống, việc làm và thu nhập của người lao động. So với cùng kỳ năm 2019, số người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) trên địa bàn tỉnh tăng 46%. Tuy nhiên, trong công tác giải quyết bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn, trong đó có lý do người lao động cố tình trục lợi bảo hiểm bằng mọi cách.

Thực hiện yêu cầu đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố căn bản của giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề của Hà Nam đang hướng tới các hoạt động đổi mới dựa trên chuẩn năng lực, chuẩn đầu ra, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động và hội nhập với các quốc gia trong khu vực ASEAN và thế giới.

Chiều 23-6, Cổng thông tin việc làm cho sinh viên được chính thức kích hoạt và chuyển giao cho Bộ GD-ĐT. Cổng thông tin là một trong những kết quả đạt được từ dự án “Tăng cường năng lực giáo dục đại học, thúc đẩy đầu ra cho sinh viên” do Quỹ Eramus, Liên hiệp châu Âu (EU) tài trợ đã triển khai ba năm qua.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy